Trong thời gian chuyển tiếp của quá trình áp dụng hóa đơn điện tử từ thông tư 32/2011/TT-BTC lên nghị định 119/2018/NĐ-CP, bộ phận chăm sóc khách hàng của VAT (VN-Invoice) nhận được rất nhiều thắc mắc, phản ánh từ các đơn vị về việc “Hóa đơn điện tử có cần tiêu thức ngày ký không?” hay “Hóa đơn điện tử không có tiêu thức ngày ký có hợp lệ, hợp pháp hay không?”. Để giải đáp cho câu hỏi này, ngày 26 tháng 8 năm 2019, Tổng cục Thuế đã có công văn số 3371/TCT-CS trả lời công văn số 49854/CT-TTHT của Cục Thuế Thành phố Hà Nội cụ thể như sau:
Công văn 3371/TCT-CS ngày 26 tháng 08 năm 2019
Điều 6 thông tư 32/2011/TT-BTC về Nội dung của hoá đơn điện tử quy định:
Hóa đơn điện tử phải có các nội dung sau:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn;
Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
d) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
g) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị. Trường hợp không có quy định cụ thể giữa người mua và người bán về ngôn ngữ sử dụng trong việc lập hóa đơn điện tử để xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thì ngôn ngữ được sử dụng trên hóa đơn điện tử (hóa đơn xuất khẩu) là tiếng Anh.
Trường hợp sử dụng dấu phân cách là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị để ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải ghi rõ tại Thông báo phát hành hóa đơn điện tử nội dung này.
Các nội dung quy định từ điểm b đến điểm d khoản 1 Điều này phải phản ánh đúng tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, xác định được nội dung hoạt động kinh tế phát sinh, số tiền thu được, xác định được người mua hàng (hoặc người nộp tiền, người thụ hưởng dịch vụ…), người bán hàng (hoặc người cung cấp dịch vụ…), tên hàng hóa dịch vụ – hoặc nội dung thu tiền.
2. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, điều 6 nghị định 119/2018/NĐ-CP về Nội dung của hóa đơn điện tử quy định:
Hóa đơn điện tử có các nội dung sau:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
d) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;
đ) Tổng số tiền thanh toán;
e) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;
g) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);
h) Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
i) Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
k) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).
2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các nội dung hóa đơn điện tử và các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đủ những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy với văn bản này của Tổng cục Thuế, chúng ta có thể kết luận như sau:
- Với những đơn vị đang sử dụng hóa đơn theo thông tư 32/2011/TT-BTC, tiêu thức về ngày ký trên hóa đơn được áp dụng theo điều 6 của thông tư 32/2011/TT-BTC và đây là tiêu thức không bắt buộc. Do đó những hóa đơn điện tử theo thông tư 32/2011/TT-BTC mà không thể hiện ngày ký trên hóa đơn hoàn toàn hợp pháp.
- Với những đơn vị sử dụng hóa đơn theo nghị định 119/2018/NĐ-CP, tiêu thức về ngày ký trên hóa đơn là bắt buộc do được áp dụng theo điều 6 của nghị định 119/2018/NĐ-CP.
- Hiện nay một số đơn vị có thể do chưa hiểu rõ và còn lúng túng trong thời gian chuyển tiếp nên đã ban hành công văn yêu cầu doanh nghiệp phải có tiêu thức ngày ký trên hóa đơn, theo quan điểm của VAT là chưa hợp lý.
Các khách hàng hiện đang sử dụng Giải pháp, phần mềm hóa đơn điện tử VN-Invoice đều đã đáp ứng đầy đủ mọi điều kiện về mặt pháp lý theo thông tư 32/2011/TT-BTC. Do đó tất cả các hóa đơn được phát sinh từ hệ thống VN-Invoice đều được đảm bảo về tính pháp lý trước pháp luật.
Bên cạnh đó, VN-Invoice cũng đang phát triển song song các sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn mới theo nghị định 119/2018/NĐ-CP và sẵn sàng triển khai cho các khách hàng ngay khi nghị định này có hiệu lực.
Ngoài ra Quý khách hàng có thể trao đổi tư vấn về HĐĐT, Quý khách hàng liên hệ với Cty CP Điện Tử VAT qua mail: nhuttruong.cth@gmail.com hoặc gọi điện số: 0903 660 318 – 0939 427 428 Mr Trường.
Nguồn: https://vninvoice.vn